A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giờ Phong Thủy trong ngày của 12 con giáp

Người xưa quan niệm thiên (trời) là căn bản, gốc; còn địa (đất) là ngọn ngành. Lập thiên can thành 10 số từ 1 đến 10. Lấy số 5 ở giữa gấp đôi để bao hàm cả âm can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) và cả dương can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm). Địa chi thì lấy số âm (số chẵn) 2,4,6,8,10 lấy số 6 ở giữa chia thành 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Kết hợp thiên can và địa chi thành 60 thiên can địa chi tức lục thập hoa giáp (60 năm còn gọi là Nguyên). Việc tính giờ theo Can Chi cũng phần nào liên quan đến tập tính của các con giáp.

Ứng theo lục thập hoa giáp chúng ta có từng giờ theo thiên can và địa chi khác nhau, mỗi giờ cũng sẽ có một ngũ hành khác nhau. Ứng với 12 chi con giáp, mỗi một canh giờ bằng khoảng 2 giờ giờ theo đồng hồ 24 giờ:

GiờThời gianÝ nghĩa
23h - 1hĐây là thời điểm lúc nửa đêm (được gọi là trung dạ). Đây là thời gian loài chuột lộng hành trên mọi ngóc ngách để tìm kiếm nguồn lương thực và cũng là lúc chuột hoạt động mạnh nhất. 
Sửu1h - 3hĐây là thời điểm rạng sáng. Đây là thời gian hổ hung dữ nhất vì chúng rời hang,  đi săn mồi.
Dần3h - 5hĐây là lúc rồng quây mưa – Quần long hành vũ. Hiểu theo cách đơn giản, đây là thời gian con người làm việc năng suất nhất, vì thế ông cha ta lấy hình tượng con rồng làm tượng trưng.
Mão5h - 7hĐây là thời điểm bình minh (gọi là tảng sáng). Đây là lúc mèo nghỉ ngơi sau một đêm săn chuột. Ở một số nước châu Á khác, con giáp này được thay thế bằng Thỏ vì lúc này thỏ thích ra khỏi hang để ăn cỏ.
Thìn7h - 9hĐây là lúc rồng quây mưa – Quần long hành vũ. Hiểu theo cách đơn giản, đây là thời gian con người làm việc năng suất nhất, vì thế ông cha ta lấy hình tượng con rồng làm tượng trưng.
Tỵ9h - 11hĐây là thời điểm gần trưa (gọi là ngung trung). Đây là thời gian rắn ẩn mình nghỉ ngơi trong hang động, không tấn công, làm tổn hại đến con người.
Ngọ11h - 13hĐây là thời điểm giữa trưa. Theo quan niệm tâm linh của cha ông ta, giờ Ngọ là giờ có nhiều dương khí nhất. Con vật được cho là có dương tính mạnh nhất là Ngựa. Chính vì thế khung giờ 11h-13h được gọi là giờ Ngọ.
Mùi13h - 15hĐây là thời điểm mặt trời hướng về phía Tây, bước sang buổi chiều. Đây là lúc tốt nhất để dê đi tìm kiếm cỏ ăn mà không ảnh hưởng đến việc cỏ có thể mọc trở lại
Thân15h - 17hĐây là thời điểm chiều tà. Đây là thời điểm bầy khỉ đã ăn no sau một ngày leo trèo vất vả kiếm ăn trên các tán cây trong rừng. Chúng hú gọi bầy đàn rất lớn để trở về hang nghỉ ngơi
Dậu17h - 19hĐây là thời điểm mặt trời lặn, ngày tàn. Đây cũng là lúc gà được ăn no, vào chuồng, leo lên cây để kiếm chỗ ngủ.
Tuất19h - 21hĐây là thời điểm mặt trời xuống núi. Đây cũng là lúc con người được nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả. Còn chó lúc này đã được ăn no,  phải thức để canh giữ nhà cho chủ.
Hợi21h - 23hĐây là thời điểm màn đêm tối bao trùm, vạn vật hầu hết đều chìm vào giấc ngủ, cũng là lúc lợn ngủ say nhất.

 

Bên cạnh đó, còn một cách tính giờ khác từ thời xa xưa của cha ông. Đó là cách tính giờ theo Canh (vào ban đêm) và Khắc (vào ban ngày). Tương ứng đó, một đêm chia làm 5 canh giờ tính từ 19h tối đến 5h sáng ngày hôm sau. Khắc được chia thành 6 khắc tương tức là 14 giờ tính từ 5h sáng đến 19h tối. Cụ thể như sau:

  • Khắc 1: Được tính từ 5h đến 7h20 phút sáng
  • Khắc 2: Được tính từ 7h20 phút đến 9h40 sáng
  • Khắc 3: Được tính từ 9h40 phút đến 12h trưa
  • Khắc 4: Được tính từ 12h đến 14h20 phút xế trưa
  • Khắc 5: Được tính từ 14h20 phút đến 16h40 chiều
  • Khắc 6: Được tính từ 16h40 phút đến 19h tối.
  • Canh 1: Bắt đầu từ 19h đến 21h (tức giờ Tuất)
  • Canh 2: Bắt đầu từ 21h đến 23h (tức giờ Hợi)
  • Canh 3: Bắt đầu từ 23h ngày hôm trước  đến 1h ngày hôm sau (tức giờ Tý)
  • Canh 4: Bắt đầu từ 1h đến 3h (tức giờ Sửu)
  • Canh 5: Bắt đầu từ 3h đến 5h (tức giờ Dần)

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng giờ âm lịch 12 con giáo để tính các việc trọng đại, quan trọng. Bao gồm như cưới hỏi, ma chay, tính tuổi, động thổ để xây nhà và xuất hành, ... Mỗi việc, mỗi giờ đều có yêu câu riêng biệt, phù hợp để giúp mọi chuyện tốt đẹp, thành công và gặp nhiều may mắn. Trước khi vào việc gì chúng ta cũng nên xem tháng, ngày, giờ xem có hợp hay không. Nếu hợp thì nên làm, nếu chưa hợp thì ta có thể lùi lại để chọn ngày, giờ đẹp hơn.

Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mong mọi người và các bạn tham khảo và có những nhận xét, tính toán riêng của bản thân mình.

Trên là chia sẻ của Cây Cảnh Xanh về sơ lược phong thủy, mong các bạn có thể tham khảo và có những kiến thức riêng của mình về phong thủy. Nếu hay mong các bạn tiếp tục yêu thích trang Cây Cảnh Xanh và theo dõi những chuyên mục và bài viết khác nhé. 

Bên cạnh đó, Cây Cảnh Xanh chuyên buôn bán Cây Cảnh, nếu có niềm yêu thích với cây cảnh thì các bạn có thể tìm đến mua và chọn lựa tại Cây Cảnh Xanh.

Buôn bán cây cảnh trên website: Caycanhxanh.com hoặc liên hệ:

SĐT: 0705.16.16.99

Địa chỉ: 181 Đại Đồng, TT. Yên Bình, Tỉnh Yên Bái


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan