A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ba tiêu chí sáng tác cây cảnh nghệ thuật

Tiêu chí cao nhất mà các nghệ nhân tạo dáng bonsai luôn hướng tới gồm 3 tiêu chí. Đó là Cổ, Kỳ, Mỹ. Nhờ tiêu chuẩn này, người thưởng ngọa có thể rung cảm vẻ đẹp thực sự của cây cảnh, đồng thời đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ. Đây cũng là các tiêu chí các ban giám khảo dùng để đánh giá khi phân định các giải thưởng.

1. Cổ

   Cây cảnh cổ là cây cảnh lâu năm. Nhiều ý kiến cho rằng cây cảnh có tuổi thọ từ 100 năm  trở lên mới được coi là cây cổ. Tuy nhiên trong thực tế những người làm cây cảnh vất vả, họ cho rằng cây sống được trên một đời người (70 năm) thì gọi là cây cổ, ý kiến này cũng được không ít người mua dễ tính, chấp nhận.

     Trong thế giới tự nhiên, có những loài cây trên 1000 năm, thậm trí trên 4000 năm  vẫn còn đang sống và trở thành những kỳ quan của thế giới. Tuy nhiên, những cây này không mang đi chỗ khác để bán nên cũng chẳng định được giá cụ thể.

     Tại đây chúng ta chỉ bàn tới những cây cảnh nghệ thuật do con người tạo ra từ đầu hoặc được chọn lọc đưa từ ngoài tự nhiên đem về nhà trồng, rồi chỉnh sửa, cắt tỉa, uốn nắn tao ra các dáng thế để thành cây cảnh nghệ thuật có giá trị. Những cây thiên tạo này và cả cây nhân tạo, nếu  có tuổi thọ cao thì đều được được coi là cây cổ.

     Thực tế qua chọn lọc tự nhiên, chỉ có một số loại cây cảnh có sức sống mãnh liệt mới vượt qua được sự khắc nghiệt của khí hậu mới có tuổi tho hàng trăm năm  như cây Sanh, Si, Tùng, Bách, Lộc Vừng,… Những cây này được sự quan tâm chăm sóc tưới nước, cắt tỉa, uốn nắn bền bỉ từ đời này qua đời kia với bao nhiêu tâm huyết, công sức và tiền bạc của chủ nhân. Vì thế cây cảnh nghệ thuật cổ là những cây quý hiếm, luôn có giá trị cao. Cây càng cổ, càng nhiều tuổi thì có giá càng cao.

   Tất nhiên, nếu cây cảnh nghệ thuật  đạt được cả tiêu chí Kỳ và Mỹ (sẽ nêu sau đây) thì giá trị càng cao hơn nữa.

Tức là cổ thụ, thường là cây lâu năm, đạt đến sự cổ lão. Thực tế thường gặp 2 trường hợp:

- Cổ lão nhân tạo: Do tác giả dùng các biện pháp kỹ thuật làm cho vỏ thân cây sần sùi, bướu sẹo, hang hốc, phần gỗ bị lũa đi, rêu mốc... Đó là những thủ pháp chế tác và nếu khéo léo sẽ đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Tuy nhiên, thủ pháp này dễ bị phát hiện khi không có sự cổ lão đồng bộ trên toàn bộ cây cảnh.

- Cổ lão tự nhiên: Do thời gian, cây đạt đến sự cổ lão đồng bộ từ những chiếc rễ nổi trên mặt đất đến thân, cành, nhánh và từng chiếc dăm đều có sự già nua đồng màu (màu thời gian). Toàn cây như đanh lại, đầy vẻ phong sương và năm tháng. Cây cổ lão tự nhiên luôn quý hơn nhiều so với cây cổ lão nhân tạo.

2. Kỳ

   KỲ là kỳ quái, kỳ lạ, kỳ công và kỳ thú. Cây cảnh đạt được tiêu chí này sẽ khiến cho người thưởng ngoạn mới chỉ từ cái nhìn đầu tiên đã thốt lên thật là kỳ lạ hiếm có, có lẽ chỉ có 1 không có 2, tại sao lại làm được như vậy.    Đó là những tác phẩm do thiên nhiên ban tặng cùng với sự kỳ công của con người chăm sóc cắt tỉa hoặc cố tình tạo ra chúng, nhưng sẽ rất kỳ công và người bình thường sẽ khó hoặc không thể làm lại được như vậy… Chính vì thế, những tác phẩm cây cảnh Kỳ lạ này xứng đáng được bán với giá cao, có khi còn được coi là vô giá vì chủ nhân không muốn bán bởi không làm lại được.

     Kỳ cũng là mục tiêu hướng tới của cây cảnh nghệ thuật. Có Kỳ mới làm cho một cây cảnh nghệ thuật thoát ra khỏi sự đơn điệu đời thường.

      Kỳ có thể là do tự nhiên mà có: Những đường nét thân, cành, rễ vặn xoắn, gấp khúc đột ngột, dị thường… được tạo ra bởi các tác động của môi trường thiên nhiên khắc khổ.  Người nghệ nhân đã khai thác được và tận dụng được nó một cách hợp lý, phô diễn được nét Kỳ lạ của tự nhiên tạo ra.

Trong nhiều trường hợp, Kỳ được người nghệ nhân cố tình tạo ra ngay từ khi cây mới ươm trồng. Người nghệ nhân có tư duy nghệ thuật nhất định, nắm vững sinh lý của cây, có kỹ thuật vững tay để tạo nên những đường nét kỳ lạ, độc đáo cho rễ, thân, cành và tạo hình tổng thể đặc sắc làm nên vẻ đẹp kỳ thú của cây mà ngay cả biến cố thiên nhiên cũng không tạo ra được. Sự kỳ lạ nhân tạo này cũng rất đáng được trân trọng.

Là yêu cầu chung trong cây cảnh nghệ thuật. Có kỳ mới làm cho một cây cảnh nghệ thuật thoát ra khỏi sự chân phương, lành và đơn điệu, mới tạo nên một "kỳ mộc". "Kỳ" là những đường nét văn xoắn, khoảng gập đột ngột, dị thường... từ những chiếc rễ nổi trên mặt đất đến góc, thân, cành của cây. Kỳ cũng do 2 khả năng cây bị tác động bởi các yếu tố thiên nhiên hay môi trường sống khắc khổ tạo ra. Người nghệ nhân khai thác được và tận dụng một cách hợp lý, phô diễn được nét kỳ của tự nhiên. Đồng thời cần tạo nên những đường nét kỳ lạ, độc đáo cho rễ, thân, cành và tạo hình tổng thể đặc sắc làm nên vẻ đẹp kỳ thú mà ngay cả biến cố thiên nhiên cũng không tạo ra được. Khi đó, sự kỳ lạ nhân tạo cũng được đánh giá cao.

Để chinh phục người người xem, chữ "kỳ" phải hàm chứa các yếu tố từ xưa ông cha ta đã khẳng định: kỳ mỹ, kỳ lạ, kỳ tuyệt, kỳ dị, kỳ quái, kỳ diệu, kỳ khôi, kỳ ảo, kỳ thú, kỳ công, ...

3. Mỹ

   Mỹ là cái đẹp, là Mỹ thuật, là Hoa Mỹ và Hoàn Mỹ. Một cây cảnh nghệ thuật MỸ là cây cảnh có vẻ đẹp cả về hình thức và vẻ đẹp nội dung mà nó truyền tải.

     Hình thức: là cái đẹp về tổng thể  hình hài của toàn cây. Cho đến vẻ đẹp chi tiết của từng bộ lá, bộ ngọn, cành nhánh – bộ thân, cành,cút – bộ gốc, bộ rễ … đều đạt được tỷ lệ kích thước hài hòa (gọi là tỷ lệ vàng trong kiến trúc). Cây có gốc bồ ngọn chỉ. Cây có cành, có rễ vừa cân đối, lại vừa gấp khúc tôn vinh sự kỳ quái cũng như sự sù sì trần trụi cổ kính của thời gian hàng trăm năm cây đã từng trải. Tức là vẻ đẹp hình thức này nó tôn cả được Cổ và Kỳ. Đã có Cổ và Kỳ nhưng tạo hình tổng thể yếu thì giá trị của cây cảnh nghệ thuật cũng giảm đi.

"Mỹ" là vẻ đẹp tổng thể của cây cảnh nghệ thuật, chính là cái hình hài của toàn cây. Hình phải bắt mắt, nhìn qua đã có cảm tình, gây được ấn tượng, tạo được cảm xúc mạnh cho người thưởng ngoạn. Hình phải tôn được giá trị của cái cổ và kỳ. Đã có cổ và kỳ nhưng thiếu tạo hình tổng thể thì giá trị mỹ thuật của cây cảnh cũng giảm đi rất nhiều

Trên đây là 3 tiêu chí cơ bản cần và đủ để đánh giá một cây cảnh nghệ thuật có đạt tới sự hoàn mỹ hay không. Một số nghệ nhân phía Bắc xưa còn đặt cụ thể tiêu chí này làm kim chỉ nam khi sáng tác bonsai. Đó là "Da mốc, thân quái, rễ kiềng, gốc bồ, ngọn chỉ, sẹo liền, cành ngoan". Trong đó tiêu chí "cổ mộc" được tôn lên hàng đầu. Một số tài liệu khác còn đề cao đến tiêu chí "Văn" tức là chủ đề, ý cảnh hay tên của tác phẩm. Nếu cây có giá trị nghệ thuật cao lại có chủ đề hay, hàm ý sâu sắc, hiệu quả thưởng ngoạn rất cao. Sự tưởng tượng của người xem được gợi ý rất nhiều từ chủ đề người sáng tác thông qua tên tác phẩm. Vì thế, đặt tên cho tác phẩm rất quan trọng. Có quan điểm cho rằng, nên là chủ đề "mở" để người thưởng ngoạn tự suy tưởng, liên tưởng ra chủ đề cho hợp cảnh, hợp tình, cái hay (cái văn) sẽ đa dạng và phong phú hơn.

Dù chủ đề tác phẩm lộ hay ẩn, một khi cây đạt được 3 tiêu chí (cổ, kỳ, mỹ), chắc chắn là một cây cảnh nghệ thuật đjep. Việc phân định, xếp loại giải thưởng chắc sẽ dễ thống nhất hơn.

 

      Nội Dung :

      Người Việt xưa thiêng hoá mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người. Mỗi cây đa bến nước, mỗi hòn đá, mỗi dòng sông, hay cây Sanh, cây Duối, cây Sung, cây Đề, cây Gạo, cây Đa... Đều được tâm linh hoá, tất cả có ý  nghĩa gắn bó liên tưởng đến việc những sự kiện sống thường nhật của con người. Ý thức về sự siêu phàm của thế giới tự nhiên thấm đẫm vào tiềm thức nhiều thế hệ người Việt trong việc mở mang, cải tạo cuộc sống.

      Vì vậy, khi tạo ta một  Cây Cảnh nghệ thuật, người ta cũng muốn có vẻ đẹp về nội dung mà nó truyền tải. Đó là  những cái đẹp trong cuộc sống, là cái Văn, cái Hồn, cái Triết Lý, cái Thông Điệp mà người nghệ nhân muốn gửi gắm, truyền đạt và đôi khi là chúc tụng, chúc lành, chúc may mắn thông qua tác phẩm của mình. Chẳng hạn:   

       Đối với những cây cảnh có hai thân cùng chung một gốc, người ta thường  gắn với mong ước được giàu sang, hạnh phúc, phong lưu phú quý. Nội dung đó được truyền tải bằng dáng thế cũng như những cái tên như: Phu Thê, Phụ Tử, Huynh Đệ, Lão Mai bồng Quý Tử, Song Long, Song Thụ, Song Xiêu …   


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan