A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nghệ thuật và Bonsai

Chơi cây cảnh, một nếp văn hóa lâu đời của dân tộc ta. Ban đầu, thú chơi này chỉ ở những gia đình quyền quý. Ngày nay, thú chơi cây cảnh đã phổ biến tới nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc biệt những người có độ tuổi từ 30 tuổi trở lên. Từ khá lâu, khi ta giao lưu với các văn hóa các nước ngoài, thù chời này đã được hòa đồng nhưng vẫn giữ một phong cách riêng, phù hợp với bản sắc văn hóa của nước ta. Các cụ thường nói: Yêu cảnh, yêu hoa hóa ra yêu đời.

Đã chơi cây cảnh là phải trồng cây trong chậu, tiến Nhật gọi là "Bonsai". Ngày nay, ta gọi theo kiểu thông thường là "bồn cảnh". Ban đầu, Bonsai là thú chơi cây cảnh của người Trung Quốc, được lưu truyền tới Nhật. Từ đó, thù chơi này đã truyền bá triết lý khắp châu Á, trong đó có Việt Nam.

Để được những chậu cảnh như ý, xã xưa ta phải khai thác từ nơi hoang dã như Sanh, Sung, Si, Thông, Trắc, ... Tuy nhiên, với kỹ thuật và số lượng người chơi đông như hiện tại. Người nghệ nhân sử dụng các phương pháp cấy ghép cây trồng, nhân giống, tạo thế từ nhỏ, từ đó tạo ra được một cây Bonsai đẹp, như ý.

Lộc vừng Bonsai của Cây Cảnh Xanh

Trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long, chúng ta đã choáng ngợp với hàng ngàn cây cảnh đẹp hội tụ mọi miền Tổ Quốc. Chúng ta đã thán phụ nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghệ thuật, dành 10 - 20 năm để hoàn chỉnh một cây thế với nguyên tắc tạo hình tỷ mỉ và nghiêm ngặt. Mỗi người có cách cảm nhận khác nhau và vì thế Bonsai cũng có những dáng vẻ khác nhau. Người lớn tuổi, thích mô phạm, thích kiểu dáng chịu ảnh hưởng của Nho giáo nên những thế cây: Phúc - Lộc - Thọ, ngũ phúc, phu tử, mẫu tử, huynh đệ, long thăng, ... Người trẻ tuổi thích chơi phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây hoành, nằm ngang hoặc trễ đổ xuống (huyền) như dòng thác.

Tứ linh gồm có 4 loại cây: Đa, Sung, Sanh, Si với tứ hình trong động vật: Long, Lân, Quy, Phượng. Đây là những cây thân gỗ lưu niên cùng họ, chịu được nắng mưa mà vẫn 4 mùa xanh tươi, nhân giống dễ dàng dễ dang bằng vô sinh (giâm, chiết, ghép).

Si Bonsai của Cây Cảnh Xanh

Bộ tứ quý gồm: Tùng, Trúc, Cúc, Mai ứng với tứ bình, hợp với tứ thời (xuân tùng, hạ trúc, thu cúc, đông mai) thể hiện ước vọng hạnh phúc vĩnh cửu của con người.

Tùng La Hán Bonsai của Cây Cảnh Xanh

Bộ tam đa gồm 3 loại cây: Sung, Lộc vừng, Vạn thọ ứng với khát vọng đời người: Phúc - Lộc - Thọ.

Nghệ thuật không có giới hạn. Cùng chiêm ngưỡng một cây cảnh, người bảo đẹp, người bảo không, người nói thích, người bảo không thích ... điều đó không lạ. Người thích cây cổ nghĩa là: phải sum suê, rậm rạp mới thể hiện sức sống mãnh liệu bung tỏa, sự sum vầy, ấm áp mới thể hiện sức sống mãnh liệt bung tỏa, sự sum vầy, ấm áp. Có người lại thích những cây khẳng khiu, mảnh mai nhưng cành phải yểu điẹu, mềm mại, thể phải chênh vênh, có sự phá cách. Người lại thích cây lộ nét phong sương, lão luyện, thân già cỗi tróc vỏ nhưng vẫn phất phơ vài chiếc lá non đang chồi lên như nét chấm phá của nghệ thuật phương Đông truyền thống.

Sanh Điền Bonsai của Cây Cảnh Xanh

Cũng như hội hoa, văn học, nhiếp ảnh, chơi cây cảnh cũng nhân hành nhiều trường phái khác nhau. Nếu như ở phía Nam, cây cảnh được tỉ mỉ, gọn gàng và nhỏ nhắn thì ở miền Bắc, lối chơi cây phóng khoáng  ít lệ thuộc vào kích thước giới hạn. Miền Trung có lẽ chịu ảnh hưởng của phái hội họa Trung Quốc và Bonsai Nhật Bản nên ít nhiều có bản sắc riêng pha trộn hài hòa.

Theo những bậc tiên nhân chỉ chơi cây cảnh, người xưa chơi cây cảnh theo hai cách: Giới Nho sĩ tạo cây theo ý tưởng đôi khi gò ép để thể hiện tính cách của mình: Quân tử; thanh cao, nho nhã hay phóng khoáng; có người lại muốn gửi gắm niềm mong đời về hạnh phúc, sum vậy, tuổi thọ, ...

Người Nhật Bản chơi cây cảnh ở góc độ nghệ thuật, tạo dáng cây luôn đặt lên hàng đầu còn ý tưởng chỉ ẩn hiện thấp thoáng một cách trừu tượng. Với người Việt Nam lại luôn có sự hòa trộn giữa nghệ thuật và ý tưởng. Dù mỗi cây mang tâm tính con người, song xu hướng chung vẫn thiên về tạo dáng hơn ý tưởng.

Nghê thuật chơi cây cảnh, bonsai theo thời gian đã đi vào cuộc sống như một mỹ tục và thể hiện một phần tâm hồn của dân tộc ta. Vui mừng khi phong trào chơi cây ngày một phát triển. Con đường chinh phục giới chơi cây và người thưởng ngoạn luôn luôn là tạo ra tác phẩm sáng tạo và độc đáo. Đó mới là tiêu chí quan trọng nhất khi tham gia thú vui chơi tao nhã này.

Bên cạnh đó, Cây Cảnh Xanh chuyên buôn bán Cây Cảnh, nếu có niềm yêu thích với cây cảnh thì các bạn có thể tìm đến mua và chọn lựa tại Cây Cảnh Xanh.

Buôn bán cây cảnh trên website: Caycanhxanh.com hoặc liên hệ:

SĐT: 0705.16.16.99

Địa chỉ: 181 Đại Đồng, TT. Yên Bình, Tỉnh Yên Bái


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan