Ý nghĩa sơ lược về Phong thủy trong cuộc sống chúng ta
Từ khi sinh ra, chúng ta đã nghe tới Phong thủy. Như hướng nhà, hướng cửa, nơi bài trí bố cục trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ, phòng bếp làm sao để hợp với phong thủy của gia chủ, người trong gia đình. Từ đó, cải vận, tránh đều rủi, gặt điều may và phát triển được bản thân theo chiều hướng tốt nhất. Vậy phong thủy là gì? Bạn hãy cùng Cây cảnh xanh tìm hiểu nhé.
I, Phong thủy là gì?
Phong thủy (風水) là một học thuyết đã có từ thời Trung Quốc cổ đại. Phong là hướng gió, hướng khí chuyển động xung quanh cuộc sống con người; thủy là mạch nước, sức nước, hướng nước tượng trưng đến địa thế của con người. Từ đó, Phong Thủy ảnh hưởng đến đời sống, họa hay phúc của con người. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ, mà trong một quan sát, một địa thế, ta phải đặt ra và tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình, địa thế xung quanh. Ví dụ, ngôi nhà có hướng nhà, có nền đất tượng trưng cho địa thế, hướng nhà có là hướng hút gió không, xung quanh ngôi nhà hàng xóm như thế nào, không gian xây dựng một ngôi nhà có vuông vắn và góc cạnh không, ... . Từ đó, tạo nên Phong Thủy, ảnh hưởng đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của gia chủ. Cát là hợp, hung là không hợp.
Sách Táng thư viết: "Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng". Do vậy mà có tên là "phong thủy". Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là thuật Phong thủy. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lý, thuyết âm dương, ngũ hành.
Trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của nhiều người, thuật phong thủy không đặt nền móng trên sự mê tín và tín ngưỡng, mà đó chính là một ngành khoa học tự nhiên, đã được trải qua hàng nghìn thử nghiệm cùng thực hành.
Phong thủy là nghệ thuật giúp con người có thể sống hài hòa với thiên nhiên, sử dụng thiên nhiên để cuộc sống được hoàn thiện thơn. Một khi cuộc sống đã hài hòa với thiên nhiên thì mỗi người chúng ta sẽ làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn. Tổng kết lại thì phong thủy là ngành nghiên cứu dòng chảy năng lượng giữa con người với thiên nhiên.
II, Những yếu tố cơ bản trong Phong thủy
1, Âm Dương ngũ hành:
Khái niệm về âm dương có từ rất sớm, nhưng viết thành sách “ Hoàng đế nội kinh “ là ở giữa thời Chiến quốc – Tần Hán, kết hợp học thuyết âm dương với y học để hình thành học thuyết âm dương trong y học. Âm dương phải được xem xét trong một thể thống nhất, đối lập và liên hệ với nhau. Ví như trời – đất, trời ở trên là dương, đất ở dưới là âm, nếu không có trời thì cũng không có đất. Người xưa quan niệm số mệnh của một con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (tức giờ ngày, tháng, năm sinh) mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần nên có câu "Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự".
- Âm trạch: Là vùng đất dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả. Phong thủy cho rằng, nếu người chết được chôn vào một cuộc đất tốt về phong thủy thì sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau.
- Dương trạch: Là vùng đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đình, chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Dương trạch phải hài hòa với thiên nhiên, có môi trường tốt đẹp, làm cho con người thấy vui tươi, mạnh khỏe, hạnh phúc. Dương trạch tốt tức là môi trường tốt.
Về trời đất
Âm: dưới, trong, tối, mùa thu đông, hàn lương, thấp nhuận, nặng, hạ giáng, tĩnh, ức chế.
Dương: trên, ngoài, sáng, mùa xuân hạ, ôn nhiệt, can táo, nhẹ, thượng thăng, động, hưng phấn.
Hiện nay, âm dương vẫn tiếp tục được áp dụng trong cuộc sống con người như xem nhà cửa, địa thế, xây dựng công trình, nội thất. Bên cạnh đó, Âm dương được áp dụng trong lĩnh vực y học, khoa học kĩ thuật, tướng số, công việc.
2, Thuyết ngũ hành:
Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều từ 5 nguyên tố cơ bản và luôn có 5 trạng thái cơ bản là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Về tự nhiên, mọi người quy ước như sau như:
Kim tượng trưng cho đá, kim loại
Mộc trương trưng cho cây cối, rừng
Thủy tượng trưng cho nước
Hỏa tượng trưng cho lửa
Thổ tượng trưng cho đất
Thuyết ngũ hành bao gồm 2 phương diện: Tương sinh và tương khắc. Tương sinh tức là sinh sôi, nảy nở, nuôi dưỡng, tương khắc tức là xung khắc, khắc chế. Sâu hơn còn có phản sinh, phản khắc, tương thừa, tương vũ.
2.1, Phản sinh:
Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, tuy nhiên nếu sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé hay trồng nuôi cây cỏ, nếu chăm đúng, đủ thì người cũng như cây cối sẽ phát triển nhanh, thịnh vượng; ngược lại nếu cho ăn nhiều quá, bón phân nhiều quá sẽ xảy ra hiện tượng dư thừa sinh thành bệnh, tật ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này. Đó chính là phản sinh trong ngũ hành.
Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:
- Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
- Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
- Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
- Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
- Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
2.2, Phản khắc:
Phản khắc khác với phản sinh. Phản khắc tức là một khi ngũ hành bị khắc, nhưng do lực quá lớn, khiến cho hành khắc không thể khắc được mà bị tổn thương, tạo nên sự phản khắc. Giả dụ như dao chặt cây chặt gỗ, nhưng gỗ cứng, dao cùn khiến dao bị gãy. Hay Thổ khắc Thủy, Đất đai ngăn nước, tạo nên địa thế hay đất dùng lấp ao. Tuy vậy dòng nước chảy mạnh, dòng nước siết thì đất bị trôi dạt,...
Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:
- Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
- Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
- Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
- Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
- Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.
2.3, Tương thừa
Tương thừa tức là một quan hệ tương khắc không bình thường thể hiện cho sự mạnh quá lấn yếu. Ví dụ ngũ hành Kim khắc được Mộc, nếu ngũ hành Kim mạnh thì sẽ khắc Mộc mạnh hơn thì đó là hiện tượng tương thừa. Ngược lại, nếu Kim quá yếu thì sẽ bị khắc chế mạnh hơn bởi hành khắc được nó tức là Hỏa. Thí dụ: Trong chứng Lao Phổi, người bệnh hay sốt về chiều, phổi bệnh do Phế Kim suy yếu, theo Ngũ hành, Hỏa khắc Kim, nay Kim suy yếu, Hỏa nhân cơ hội Kim suy, khắc mạnh hơn gây sốt kéo dài, nhất là từ trưa đến chiều tối (là giờ của Hỏa vượng, Kim suy). Khi điều trị, chủ yếu phải điều trị ở Phế Kim chứ không phải ở Tâm Hỏa, cho dù có dấu hiệu của Tâm hỏa.
2.4, Tương vũ
Tương vũ cũng là một quan hệ tương khắc không được bình thường nhưng là thể hiện cho sự yếu chống lại mạnh. Vì dụ, một ngũ hành nào mạnh quá sẽ gây ức chế ngược lại ngũ hành khắc được nó. Ví dụ, trong điều kiện Thủy đang mạnh và khắc Hỏa, bỗng dựng Hỏa được kết hợp Hỏa khiến Hỏa mạnh hơn, bùng lên thì khắc ngược lại, khiến Thủy suy hình thành hiện tượng phản khắc. Trong trường hợp Trụy Mạch, Hỏa suy kém gây lạnh người, huyết áp thấp, Kim nhân cơ hội Hỏa suy, bùng lên khắc ngược trở lại Hỏa, làm cho thở nhanh hơn, tim đập chậm hơn, có khi gây ngưng đập.
3, Phong thủy bát quái
Bát quái tượng trưng cho 8 biểu tượng được sử dụng trong vũ trụ học. Được tạo thành bởi 2 ký hiệu chính là nét liền tượng trưng cho âm và dương. Trong bát quái có 8 phương thức phối hợp với nhau, chính vì lý do được đặt tên là bát quái. Bát quái được sử dụng nhiều trong gia đình với mục đích và xua đuổi những hung khí xấu từ bên ngoài, từ đó diệt trừ ma, diệt tà cho ngôi nhà. Chính vì thế khi sử dụng bát quái bạn cần đặt đúng vị trí để đem lại những lợi ích tốt nhất cho gia đình bạn nhé!
Theo nguyên cứu của các nhà phong thủy học thì bát quái được hình thành bởi sự tương tác và giao thoa thái cực âm và dương. Mỗi hình tượng trên bát quái đại diện cho một số lượng tối đa của các khả năng kết hợp âm với dương thành các tổ hợp chỉ bao gồm 3 hào. Khi tiếp tục kết hợp như thế này thì sẽ tạo được 64 quẻ của Kinh Dịch.
Quái càn
Càn chính là một quái có vị trí nằm trên trời, tương ứng là mối quan hệ trong gia đình như cha, chồng hoặc có thể là chủ gia đình. Những màu sắc đặc trưng cho quái càn chính là màu vàng, trắng hoặc màu bạc
Quái chấn
Chấn là một loại quái có vị trí nằm trong sấm, nếu tương ứng với những mối quan hệ trong gia đình là người con trai cả. Những màu đại diện cho quái chấn đó chính là xanh lá.
Quái khảm
Khảm cũng là một quái trong phong thủy, loại quái này đại diện cho người con trai giữa hoặc người đàn ông trung tuổi trong gia đình. Màu sắc cho quái khảm đó chính là màu đen và xanh da trời.
Quái cấn
Cấn đại diện cho người con trai út trong gia đình. Màu sắc hợp quái cấn đó chính là nâu hoặc vàng. Hơn thế nữa, quái cấn tương ứng với các bàn tay và ngón chân trên cơ thể của con người.
Quái khôn
Khôn là quái có vị trí trong đất, nó chỉ đại diện các mối quan hệ có mẹ, vợ, bà cụ, bà,..Quái này nằm theo hướng Tây Nam và thuộc hành Thổ nên hợp với màu nâu vàng. Quái khôn có thể tương ứng với bụng và dạ dày trên cơ thể của con người đấy.
Quái tốn
Quái tốn là quái có vị trí nằm trong gió, nó tương ứng với mối quan hệ của con cái trong gia đình. Màu sắc hợp với quái này chính là màu xanh lá vì thuộc hành Mộc. Quái tốn tương ứng với vị trí đầu, mông và thắt lưng trên cơ thể của con người đấy
Quái ly
Vị trí của quái ly nằm ở Hỏa, tương ứng với nó chính là mối quan hệ giữa con cái và những người phụ nữ tuổi trung niên trong gia đình. Màu sắc thuộc quái này là đỏ, cam, hồng, tía,...Tương ứng với quái này là bộ phận tim và mật trên cơ thể con người.
Quái đoài
Quái đoài là quái cuối cùng trong bát quái, nó nằm ở vị trí trong hồ. Trong đó tương ứng mối quan hệ của quái này đó là giữa người con gái út hoặc người con gái ít tuổi nhất trong gia đình. Màu sắc phù hợp với quái này là vàng, bạc và trắng. Tương ứng với quái đoài là miệng, lưỡi và răng của cơ thể con người.
4. Vai trò của Phong Thủy trong đời sống hiện đại
Phong thủy được áp dụng nhằm mang lại sự thuận lợi cho các dòng khí. Thế nhưng trong cuộc sống hiện đại bây giờ, ứng dụng của phong thủy sẽ khác hơn ngày xưa một chút. Bởi nhà cửa, cảnh quan và kiến trúc đều đã có sẵn, chúng ta chỉ cần cải tạo, thay đổi môi trường sống, cũng như môi trường làm việc mà thôi. Khi hai nơi quan trọng nhất là nhà ở và nơi làm việc đã được sắp xếp hài hòa thì gia chủ sẽ hạnh phúc, khỏe mạnh, thịnh vượng, thuận lợi hơn. Phong thủy khắc họa rõ nét điều này thông qua khái niệm khí: Tất cả mọi vật thể xung quanh ta đều có sức ảnh hưởng đến sự luân chuyển và mức độ khí trong không gian.
Trên là chia sẻ của Cây Cảnh Xanh về sơ lược phong thủy, mong các bạn có thể tham khảo và có những kiến thức riêng của mình về phong thủy. Nếu hay mong các bạn tiếp tục yêu thích trang Cây Cảnh Xanh và theo dõi những chuyên mục và bài viết khác nhé.
Bên cạnh đó, Cây Cảnh Xanh chuyên buôn bán Cây Cảnh, nếu có niềm yêu thích với cây cảnh thì các bạn có thể tìm đến mua và chọn lựa tại Cây Cảnh Xanh.
Buôn bán cây cảnh trên website: Caycanhxanh.com hoặc liên hệ:
SĐT: 0705.16.16.99
Địa chỉ: 181 Đại Đồng, TT. Yên Bình, Tỉnh Yên Bái